Lần đầu tiên, thay khớp gối nhân tạo sản xuất riêng cho người Việt

Khớp gối nhân tạo đầu tiên, được đặt hàng từ nước ngoài và sản xuất riêng cho bệnh nhân người Việt 69 tuổi, bị thoái hóa khớp, mở ra xu hướng điều trị cá thể hoá của Y học hiện đại mà hệ thống BVĐK Tâm Anh theo đuổi.

Cách đây 4 năm, bà P. bắt đầu cảm thấy đau nhức hai đầu gối. Cơn đau tăng dần gây khó khăn khi di chuyển. Tình trạng đau đớn và hạn chế vận động của bà ngày một trầm trọng, khiến cho dáng đi thay đổi; gối ngày càng vẹo, chân hình vòng kiềng. Đỉnh điểm cách đây 1 năm, bà đau đến nỗi phải dùng gậy chống mới có thể gượng đi tập tễnh được vài bước. 

Tuy bị cơn đau hành hạ nhiều năm, nhưng mỗi khi nghĩ đến mổ xẻ, bà P đều sợ đau, vừa lo ngại biến chứng và các vấn đề về sức khỏe khi tuổi đã cao. Con gái bà P. kể, 4 năm qua, gia đình từng đưa mẹ đi chữa trị ở rất nhiều nơi với rất đủ phương pháp khác nhau. Bệnh tình không thuyên giảm vì khớp đã thoái hóa đến giai đoạn IV. Hai khớp xương đã bị cọ vào nhau, thường xuyên gây đau và gần như không thể đi lại”

 Cuối cùng từ lời khuyên của người hàng xóm có tình trạng tương tự đã được điều trị thành công, gia đình bệnh nhân đã tìm hiểu thông tin và đưa bà P đến khám tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP HCM. Tham gia khám cho bà P, Ths.BS.CKI Đặng Khoa Học nhớ lại Bệnh nhân đến bệnh viện trong tình trạng gối vẹo nhiều, khi đi phải chống gậy. Bác có nguyện vọng được chữa trị, để đi lại được trên đôi chân thẳng. Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng cho biết tình trạng của bệnh nhân khá đặc biệt: gối nhỏ, mất xương do thoái hóa và vẹo trong rất nhiều”. 

Hình ảnh khớp gối bị thoái hóa của bà P. được dựng hình để thiết kế khớp gối nhân tạo. Ảnh: BVĐK Tâm Anh.

 

TS.BS Tăng Hà Nam Anh (Giám đốc Trung tâm CTCH), người đã mổ hàng ngàn ca thay khớp gối, khi hội chẩn về trường hợp bệnh nhân P cũng kết luận. Bệnh nhân thoái hóa xương khá nặng, nên nếu mổ thay khớp gối thông thường sẽ phải ghép xương. Hơn nữa, nguy cơ cao bệnh nhân sẽ bị lỏng gối hoặc không chỉnh được gối thẳng do đã bị mất xương quá nhiều. Một khó khăn nữa, với thể hình của người cao tuổi Việt Nam nói chung và bà P nói riêng, các kích cỡ khớp nhân tạo sẵn có không phù hợp vì chúng đều được làm theo kích thước người Âu Mỹ, có thể dẫn đến các giới hạn vận động sau mổ hoặc đau khi đi lại sau này. Phương án được các chuyên gia bác sĩ đưa ra, “chúng tôi sẽ thiết kế khớp gối phù hợp, đúng với các thông số của bệnh nhân. Chỉ định cho trường hợp này là thay khớp gối loại semi constrained, khớp gối nhân tạo có khả năng giữ vững trong hay ngoài một phần. Việc thiết kế khớp gối cá thể hóa cho từng bệnh nhân, đặc biệt các trường hợp biến dạng xương nhiều, sẽ đem lại kết quả tối ưu sau mổ”.

Khớp gối thành phẩm của bệnh nhân P.  Ảnh: BV ĐK Tâm Anh

 

Từ hình chụp cắt lớp vi tính CT scan tất cả trục chi, cả chân bệnh lẫn chân lành, chuyên gia tái tạo kích thước và hình dạng khớp gối thật, cân đối hai chi. Thiết kế khớp nhân tạo có tính bù khuyết vào phần xương bị thoái hóa của bệnh nhân, tạo ra một khớp gối hoàn chỉnh chuyển cho nhà sản xuất ngoài nước. Sau 2 tuần, khớp gối nhân tạo của bà P bằng chất liệu cobalt chrome, titanium và highly cross linked polyethylene đã về đến BVĐK Tâm Anh TP.HCM. Lúc này, các bác sĩ đã hoàn tất công đoạn đối chiếu số liệu, lên kế hoạch phẫu thuật thay khớp chi tiết bằng hệ thống PACs và phần mềm Traumacad – phần mềm đo lường trước mổ hiện đại đang được áp dụng tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Nhờ công nghệ này, bác sĩ có thể lên kế hoạch phẫu thuật chính xác toàn bộ các thao tác,  tiến hành theo một kế hoạch định sẵn, nhằm mang đến hiệu quả điều trị cao, rút ngắn thời gian phẫu thuật.

Ths.BS.CKI Đặng Khoa Học đã trực tiếp thiết kế khớp gối và tham gia ca phẫu thuật của bệnh nhân P. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Ca phẫu thuật với sự tham gia của các chuyên gia phẫu thuật hàng đầu Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, được thực hiện tại phòng mổ Hybrid OR1 tối tân hàng đầu thế giới, với hệ thống hình ảnh hỗ trợ định vị, dựng hình 3D trực tiếp trong phẫu thuật, tính toán các điểm đặt khớp chính xác tuyệt đối. Phần xương đùi bệnh nhân được cắt tối thiểu, nhằm bảo tồn phần xương lành chưa bị biến dạng. Phần xương chày khó hơn, bác sĩ cắt bỏ phần sụn thoái hóa, biến dạng; căn chỉnh các lát cắt đã lên kế hoạch trên phần mềm cho phù hợp. Cân bằng phần mềm: dây chằng bên trong, bên ngoài, góc sau trong, sau ngoài…. Cuối cùng là đặt khớp nhân tạo của riêng bệnh nhân. Ca phẫu thuật khoảng 60 phút, hoàn tất với kết quả thành công đúng như ê kíp mổ và gia đình bà P mong đợi.

Bà P được xuất viện sau 4 ngày theo dõi, tập phục hồi chức năng để làm quen với khớp nhân tạo ngay tại bệnh viện. Lần đầu tiên bước chân xuống giường, tôi vui không biết kể sao cho hết. Từ một người lúc nào cũng gắn liền với thuốc, với gậy, di chuyển phải có người dìu đỡ, giờ đây tôi đã có thể tự đi lại trên đôi chân của mình. Nếu không có gì thay đổi, tôi sẽ tiếp tục thay khớp gối của chân còn lại để có thể đi đứng thuận tiện hơn”. 

Thoái hóa khớp gối là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay, với khoảng 1/3 người Việt trên 40 tuổi mắc bệnh. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhưng do nhiều yếu tố tác động nên có xu hướng trẻ hóa. 

Thoái hóa khớp gối thường diễn tiến âm thầm. Người bệnh thường phát hiện bệnh khi có cảm giác đau nhức mặt trước, trong; khớp phát ra tiếng lạo xạo khi di chuyển… Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng, với nhiều biến chứng nguy hiểm, gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt và lao động, thậm chí là đẩy người bệnh đến nguy cơ mất khả năng vận động, tàn phế. Bệnh có thể đến từ các hoạt động sai tư thế, người thừa cân béo phì, người có khuyết tật bẩm sinh, người bị chấn thương do tai nạn giao thông hay tai nạn lao động, thể thao nhưng không được điều trị sớm và đúng cách. 

Nếu như trước đây, bệnh nhân sẽ phải chấp nhận hạn chế vận động, đau đớn hành hạ hay phải ngồi xe lăn trong suốt quãng đời còn lại, hoặc lo sợ các biến chứng đau sau mổ do không tương thích với các loại khớp thông thường hiện có, thì giờ đây việc thay một khớp gối nhân tạo phù hợp cho riêng từng bệnh nhân đã giải quyết căn bản các vấn đề này ngay tại Việt Nam. 

Trường hợp thay khớp gối semi constrained cho bệnh nhân P. là ca sản xuất khớp gối nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam, đúng theo tinh thần điều trị cá thể hóa mà BVĐK Tâm Anh đang theo đuổi. Khớp gối semi constrained có ưu điểm là không bị hạn chế vận động tự do, như khớp total constrained kiểu bản lề (khớp hinged) và vẫn giữ vững được gối, dù có một dây chằng bên trong hay bên ngoài bị hư.

Với sự phối hợp của một ekip bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, liên kết nhiều chuyên khoa như gây mê hồi sức, tim mạch, vật lý trị liệu, dinh dưỡng, tâm lí…cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, phác đồ điều trị tiên tiến hàng đầu thế giới, BVĐK Tâm Anh ngày càng làm chủ nhiều phương pháp khám, chữa bệnh hiện đại, giúp tăng hiệu quả điều trị và độ an toàn, giúp tiết kiệm chi phí cho người bệnh khi không phải nằm viện lâu, không phải ra nước ngoài. 

Box: 

Bên cạnh việc sở hữu đội ngũ các chuyên gia giỏi chuyên môn và tận tâm; sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại như máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương, máy siêu âm, phòng mổ Hybrid OR1 tối tân nhất thế giới, hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… BVĐK Tâm Anh còn tự tin làm chủ những kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, giúp phát hiện tổn thương và điều trị thành công nhiều ca thay khớp gối nhân tạo, thay xương chậu nhân tạo 3D bằng robot… giúp điều trị hiệu quả cao và an toàn, rút ngắn thời gian và chi phí cho người bệnh. 

Đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia của Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6858 (Hà Nội), 02701026789 (TP. HCM). 

Website: tamanhhospital.vn

Fanpage: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh